Khái niệm “Internet of Things” dù đã xuất hiện một thời gian gian rồi nhưng vẫn còn khá xa lạ với nhiều người dùng. Nếu đang thắc mắc Internet of Things là gì, nó ứng dụng thế nào trong cuộc sống thì hãy theo dõi nội dung của bài viết này.
Internet of Things (viết tắt là IoT) còn được gọi là mạng lưới thiết bị kết nối Internet hay mạng lưới vạn vật kết nối Internet. Đây được hiểu là tập hợp các thiết bị có thể kết nối với nhau, kết nối với Internet và với thế giới bên ngoài để thực hiện một việc gì đó.
Internet of Things tồn tại các mối quan hệ: người – người, người – thiết bị, thiết bị – thiết bị. Kết nối trong Internet of Thing có thể được thực hiện qua Bluetooth, Wifi, mạng viễn thông băng rộng (3G, 4G),… Và các thiết bị có thể là bóng đèn, điều hòa, điện thoại thông minh,… được gán với một địa chỉ IP và có thể truyền tải dữ liệu qua mạng lưới.
>>> Bài viết tham khảo: Wifi Mesh Là Gì? So sánh Wifi Mesh và bộ kích sóng wifi
Internet of Things được ứng dụng để nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện chất lượng quản lý của chính quyền trong các lĩnh vực xã hội.
Internet of Things giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí, tăng độ an toàn khi vận hành hệ thống công nghiệp:
>>> Tham khảo bài viết hay: Hệ Thống Nhà Thông Minh Hiện Đại Như Thế Nào? Sự phát triển vượt bậc của công nghệ đã đem đến rất nhiều bất ngờ cho cuộc sống của chúng ta. Giờ đây, những căn nhà thông minh có thể tự động hóa – thay thế con người trong nhiều hoạt động. Chúng không còn là những cảnh “viễn tưởng” chỉ có trong phim ảnh nữa mà hoàn toàn là hiện thực.
Các thiết bị trao đổi dữ liệu với nhau qua các giao thức (protocols). Tuy nhiên các giao thức hiện chưa đồng nhất khiến một bên “nói” và bên kia không hiểu được, dẫn đến thông tin không được xử lý hoặc là xử lý bị sai.
Mặt khác, nền tảng của những thiết bị cũng thiếu sự thống nhất làm cho việc thực hiện tùy chỉnh, liên kết thiết bị trở nên phức tạp.
Các thiết bị IoT thường kết nối đến máy chủ trung tâm quản lý. Nhưng mỗi mạng lưới Internet of Things lại sở hữu một subnetwork riêng (mạng con), và điểm mấu chốt là các thiết bị giữa các subnetwork không thể giao tiếp tốt với nhau. Do đó làm sao để quá trình giao tiếp này có thể diễn ra hiệu quả đang là bài toán chờ lời giải.
Chi phí để sản xuất các thiết bị IoT khá cao, bởi nó bao gồm nhiều yếu tố về thiết kế, bản quyền dữ liệu, độ bền,… Đây cũng là một trong những trở ngại cho sự phát triển của Internet of Things khi nó chỉ tiếp cận được một bộ phận người dùng.
>>> Bài viết đề xuất: Cách Đơn Giản Biến Nhà Cũ Thành Nhà Thông Minh
Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về Internet of Things. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc thì bạn có thể liên hệ với Acis để được giải đáp.