Bạn đã từng nghe những hệ thống kết nối như Bluetooth, Wireless, Z-Wave… ? Nếu như Z-Wave có thể còn xa lạ với nhiều người thì 2 công nghệ còn lại chắc chắn bạn đã quá quen thuộc rồi.
Gần như mỗi ngày trong chúng ta đều sử dụng chúng… nhưng bạn có biết ngoài các dạng kết nối ở trên còn những chuẩn công nghệ không dây nào khác nữa không ?
Bạn sẽ phải bất ngờ khi biết rằng có đến hơn 10 loại chuẩn kết nối không dây hiện nay. Tùy theo từng môi trường và tính năng chúng sẽ được tích hợp vào hệ thống, thiết bị.
Tương lai, công nghệ không dây chắc chắn sẽ còn được nghiên cứu và phát triện rộng rãi hơn nữa. Vậy nên, hãy dành chút thời gian để tìm hiểu thêm về công nghệ hiện đại này nhé.
Công nghệ không dây là một sự phát minh ra các loại hệ thộng mạng không dây để kết nối các dữ liệu giữa các thiết bị với nhau.
Hệ thống mạng không dây được sử dụng rộng rãi trong các gia đình, doanh nghiệp… với công nghệ này giúp cho việc điều khiển các thiết bị điện trở nên đơn giản và tiện lợi hơn.
Mỗi loại mạng không dây lại có cho mình một chức năng riêng. Như wifi thì dùng để truy cập internet, Buetooth dùng để truyền dữ liệu…
Vậy những chuẩn công nghệ không dây còn lại sẽ có vai trò và chức năng như thế nào ? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nội dụng dưới đây nhé.
Sau khi tìm hiểu về những chuẩn kết nối không dây dưới đây mình tin chắc bạn sẽ cảm thấy bản thân trở nên hiện đại hơn đấy.
Hãy xem thử nó là gì mà lại có tác dụng to lớn đấy vậy !
Wifi là tên viết tắt của cụm từ Wireless Fidelity, nó cũng được biết đến với tên gọi khác là Giao thức IEEE 802.11 – Institute of Electrial and Electronic Engineer.
Hiện nay, người ta đã nghiên cứu và cho ra 8 loại giao thức 802.11 khác nhau bao gồm:
Hiện nay, giao thức g và n là 2 chuẩn được sử dụng rộng rãi nhất. Trên laptop hay PC của nhiều người cũng đang sử dụng 2 loại chuẩn này.
Điều đặc biệt là các giao thức này có thể tự động điều chỉnh tần số phát, do đó sự nhiễu sóng cũng được giảm một cách đáng kể khi dùng thiết bị.
Trước đây, khi công nghệ không dây wifi chưa thực sự phổ biến thì Bluetooth chính là ông vua của hệ thống kết nối.
Nhanh chóng, tiện lợi và ít rủi ro chính là những đặc điểm đã làm nên thành công cho Bluetooth. Hiện nay, thì nó vẫn được sử dụng khá nhiều nhưng chủ yếu là ở các sản phẩm điện tử như loa, tivi…
Tương lai thì Wifi cũng sẽ thay thế mạng kết nối này trên các thiết bị, tuy nhiên nó vẫn được tích hợp song song. Mặc dù vậy quả thật nhu cầu sử dụng Bluetooth hiện nay đã giảm đi rất nhiều
Chúng ta hãy cũng xem thử trước đây công nghệ kết nối này có điều gì đặc biệt mà được người dùng trước đây ưa chuộng như vậy nhé.
Bluetooth có khả năng đạt ngưỡng truyền dữ liệu 1Mb/s, phạm vi hoạt động tùy thiết bị thường thì sẽ dưới 100m. Bạn không cần phải định hướng khi sử dụng nó, thay vào đó sẽ tự động phát tín hiệu để nhận biết ở tần số 2,4 Ghz
Hiện nay có 2 dạng kết nối Bluetooth gồm:
Zigbee là một dạng kết nối với khoảng cách ngắn tương tự như Bluetooth. Công nghệ Zigbee được sử dụng để tạo ra một hệ thống kết nối cá nhân với công suất nhỏ.
Nó được dùng nhiều trong gia đình hoặc các dự án có diện tích nhỏ cần thu thập lượng dữ liệu và năng lượng thấp.
Hiện nay, Zigbee được nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam sử dụng cho nhà thông minh. Với các đặc điểm và tính năng của nó rất phù hợp với giải pháp này.
Mạng truyền thông Zigbee được ra đời dựa trên nền tảng IEEE 802.15.4, đây là một dạng kết nối vật lý ở trong công nghiệp với dải tần số phát là 2.4 GHz, khoảng cách hoạt động dưới 20m, tốc độ truyền dữ liệu 250 Kbp/s.
Có 3 dạng Zigbee phổ biến hiện nay gồm:
Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm về Zigbee thông qua bài viết được Acis chia sẻ nhé.
NFC là một kiểu kết nối dạng chạm để truyền dữ liệu. Đây là một kiểu kết nối khá phổ biến ở nước ngoài nó được tích hợp để giúp cho việc thanh toán điện tử trở nên đơn giản hơn.
Ở Việt Nam hiện nay cũng bắt đầu sử dụng dạng kết nối này khá nhiều, tiêu biểu phải kể đến việc truyền dữ liệu thông qua điện thoại.
Ví dụ như: Bạn có một chiếc điện thoại Android và muốn chuyển toàn bộ dữ liệu qua máy IOS thì ta có thể ứng dụng công nghệ NFC để làm điều này.
Chỉ với một ứng dụng và vài thao tác đơn giản là toàn bộ dữ liệu gồm: hình ảnh, danh bạ, tin nhắn… sẽ được chuyển sang máy IOS và ngược lại.
Một số chuẩn của NF bạn nên biết:
Z-Wave một nền tảng công nghệ không dây tuyệt vời dành cho Smarthome. Có khoảng cách truyền dữ liệu ngắn bù lại thì năng lượng tiêu thụ thấp và độ mở cao.
Tốc độ truyền tải của Z-Wave khoảng 100 Kbp/s, tần số phát rả ở 900 MHz. Trong trường hợp bộ truyền thông Z-Wave được tách rời nó có thể sử dụng nguồn năng lượng Pin vì vậy có thể đặt ở bất kỳ đâu mong muốn.
Hiện nay, đây đang được xem là một trong những công nghệ được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm. Vì khả năng hoạt động của nó phù hợp với nhiều lĩnh vực khác nhau.
Thông số cơ bản của một bộ truyền thông công nghệ không dây Z-Wave gồm:
6LoWPAN là một giao thức mạng được dùng để quy định các cơ chế mở đầu. Nó là viết tắt của cụm IPv6 Protocol Over Low-Power Wireless PÁN.
Hiểu một cách đơn giản thì nó chính là việc sử dụng giao thức IPv6 dành cho các loại mạng PAN có công suất nhỏ.
Như nhiều người đã biết IPv6 là một bản nâng cấp của giao thức Ipv4 có khả năng định danh một đối tượng nào đó bằng địa chỉ IP dùng để kết nối Internet.
Ví dụ:
Chiếc máy tính cá nhân hoặc di động của bạn sẽ được tích hợp giao thức IPv6 hoặc IPv4, từ đây nó sẽ định danh thiết bị của bạn bằng một địa chỉ IP cụ thể.
Khi bạn dùng thiết bị này để truy cập trên internet thì hệ thống sẽ nhận biết được bạn là ai, ở đâu dựa vào địa chỉ IP định sẵn.
Đương nhiên, việc định IP vẫn phải dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế như TCP, HTTPS, COAP…
Nếu như Bluetooth trước đây được sử dụng nhiều cho các thiết bị di động, thì IrDA lại là công nghệ kết nối hồng ngoài dùng cho các thiết bị điều khiển như Tivi, máy lạnh, quạt…
Với tầm hoạt động ngắn và bị hạn chế bởi các vật cản tuy nhiên nó vẫn được dùng khá nhiều vì tính tiện lợi và nhu cầu của người dùng/
Tương lai, thì hệ thống kết nối này dần sẽ bị thay thế bởi Wifi vì các sản phẩm công nghệ hiện nay cũng đã được nâng cấp lên rất nhiều. Nó tích hợp các hệ thống kết nối wifi giúp người dùng có thể điều khiển ở bất kỳ nơi đâu.
Ngoài 7 chuẩn công nghệ không dây hiện đại mà mình chia sẻ ở trên còn có một số chuẩn khác cũng được sử dụng khá nhiều như:
Đây đều là những công nghệ đã và đang được sử dụng cho các ngành công nghiệp điện tử hiện nay. Nhưng phổ biến nhất vẫn là các công nghệ không dây mà mình chia sẻ ở phần đầu.
Công nghệ không dây chắc chắn tương lai sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Nó không chỉ dừng lại ở một số ngành công nghiệp đặc thù. Rất có thể nó sẽ trở thành nền tảng cơ bản trong cuộc sống chúng ta.
Trên đây là những thông tin liên quan đến giải pháp truyền thông không dây mà ACIS muốn chia sẻ đến mọi người.
Trong các loại ở trên hiện nay giải pháp ACIS SMarthome của chúng tôi đang tích hợp công nghệ không dây Wifi, Bluetooth, Z-Wave và Zigbee vào các sản phẩm của mình.
Nếu bạn cần tham khảo thêm về những giải pháp và thiết bị điện thông minh này hãy liên hệ đến chúng tôi nhé.