Khi internet và smartphone, tablet được mặc định là phần tất yếu của cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, ứng dụng thực tiễn của internet hiện nay phần lớn tập trung vào mảng truyền thông, giải trí và giao dịch thương mại điện tử trong khi những ứng dụng khác trong gia dụng như điều khiển tự động, nhà thông minh vẫn còn là một khoảng trống lớn. Sự ra đời và thương mại hóa của ACIS Smarthome chính là “đổ đầy” khoảng trống này.
Tiếp theo sự phat triển của smartphone và tablet thì “nhà thông minh” (Smarthome) được coi là bước phát triển cao hơn của ứng dụng Internet of Things (IoT). Tuy nhiên xu thế tưởng chừng của xã hội lại đang ở tình trạng chững lại, không chỉ trên thế giới mà còn tại Việt Nam. Vậy đây là nguyên nhân khiến “Smart Home”, một thành tựu quan trọng công nghệ, đặc biệt hữu ích lại chưa thể phổ dụng?
Nhà thông minh là nhà gì?
Một ngôi nhà thế nào được gọi là Nhà thông minh – Smart Home là một khái niệm mà hiểu đơn giản là ngôi nhà mà ở đó mọi thiết bị liên quan đến điện năng đều được điều khiển với 3 phương thức: công tắc cảm ứng hay điều khiển từ xa qua những nút chạm hiển thị trên màn hình smart phone, tablet, máy tính cá nhân (PC, laptop).
Theo nghĩa đầy đủ hơn Smart Home là ngôi nhà được tích hợp những công nghệ tiên tiến về kỹ thuật điện-điện tử-tin học để quản lý và điều khiển các thiết bị điện theo mong muốn của chủ nhà mọi lúc, mọi nơi theo những chương trình được cài đặt theo ngữ cảnh, lịch trình, cảm biến tự động…
Như vậy so với một ngôi nhà bình thường mà ở đó mọi việc quản lý và điều khiển thiết bị điện đều thực hiện bằng cách thủ công cơ học theo nguyên tắc Mở/Tắt (On/Off) thì Smart Home đã tiến lên một đẳng cấp khác về điều khiển, quản lý thiết bị một cách “thông minh” hơn rất nhiều.
Hiện trạng và 3 trở lực lớn khiến smarthome chưa phổ biến
Theo xu thế lẽ ra Smart Home sẽ phát triển cùng với sự phát triển của công nghệ nhưng hiện nay không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới, ngay cả ở các nước Âu-Mỹ thì Smart Home vẫn chưa được phổ dụng khắp các gia đình. Hầu như người ta chỉ thấy hệ thống Smart Home ở các resort cao cấp hay khách sạn 5 sao hoặc ở các ngôi biệt thự của giới nhà giàu. Có 3 nguyên nhân khiến Smart Home chưa thể phổ biến.
Rào cản tâm lý hàng trăm năm để lại
Từ khi nhân loại phát minh ra điện và đưa điện trở thành ứng dụng sinh hoạt vào mỗi gia đình thì thời gian cũng xấp xỉ 150 năm và ở Việt Nam cũng vào 1 thế kỷ. Trong suốt quãng thời gian rất dài đó cho đến hiện tại việc điều khiển thiết bị điện như đèn điện, máy móc vẫn đơn giản dựa vào công tắc theo kiểu On/Off bất chấp nhân loại đã đi rất xa trên công đường kỹ thuật công nghệ.
Mặc dù việc điều khiển cơ học tồn tại rất nhiều nhược điểm, tạo ra nguy cơ lớn về tai nạn điện, cháy nổ và tổn hao điện năng ngoài ý muốn nhưng do việc sử dụng quá lâu dài tạo ra rào cản tâm lý quá lớn khiến người dân thường có “mặc định” rằng sử dụng thiết bị Smart Home là “Không cần thiết” dù nhiều người hoàn toàn đủ điều kiện để lắp đặt.
Giá cả chưa bình dân để phổ cập
Đối với những người yêu thích công nghệ và muốn áp dụng thành tựu công nghệ vào ngôi nhà thì khi tìm hiểu thiết bị Smart Home họ lại “nghe nói” rằng các thiết bị này rất đắt đỏ. Trên thực tế cũng không sai vì nhiều hệ thống Smart Home từ Âu-Mỹ nếu lắp trọn bộ cho một căn biệt thự 1 trệt, 1 lầu rộng chừng 300m2 nhiều khi lên đến 1 tỷ đồng, cá biệt có hệ thống lên đến 2 tỷ đồng. Một con số đủ gây choáng váng!
Trước điểm yếu “chết người” về giá cả công ty ACIS – đơn vị thuộc Vườm ươm doanh nghiệp Khu công nghệ cao TPHCM, được tạo dựng bởi nhóm cựu sinh viên của đội Robotcon Bách Khoa – TPHCM, đã làm nên cuộc “cách mạng” khi đưa giá thành chỉ bằng 1/7 đến 1/10 so với các sản phẩm của nước ngoài, dao động từ 30 – 150 triệu đồng tùy theo gói lắp đặt, từ căn hộ chung cư, nhà phố cho đến biệt thự sân vườn.
Ông Nguyễn Thành Đồng, Giám đốc công ty ACIS, nói: “Điểm cốt lõi giúp ACIS tạo ra giá “không tưởng” là do chúng tôi làm chủ được hoàn toàn về công nghệ và sản xuất. Công ty ACIS lắp đặt trực tiếp cho khách hàng chứ không qua trung gian và cũng không mất chi phí tư vấn. Về công nghệ thì sản phẩm của ACIS được bảo hành 5 năm, 1 đổi 1 và có lẽ trên thế giới cũng không có sản phẩm nào dám làm như chúng tôi”.
E ngại về sự phức tạp khi lắp đặt và sử dụng
Sở dĩ công tắc điện truyền thống khó bị thay thế là vì cách điều khiển đơn giản Bật/Tắt trong khi nghe nói đến Smart Home, hầu như mọi người hình dung đến sự phức tạp khi điều khiển vì liên quan đến công nghệ cao.
Ông Nguyễn Thành Đồng lý giải: “Không chỉ với ACIS mà còn với các công ty Smart Home khác, trở ngại lớn nhất vẫn nằm ở việc làm sao thuyết phục được khách hàng, giúp họ vượt qua được sự e ngại về việc khó khăn khi áp dụng công nghệ Smarthome. Vì vậy phương châm của ACIS là Easy Control – tức là rất dễ ứng dụng lẫn sử dụng ngay cả với người già và trẻ nhỏ”.
Khi lắp Smart Home, nhiều khách hàng đều nghĩ phải áp dụng khi xây nhà mới chứ nhà đang hiện hữu phải phá vách, đục tường trong khi thực tế đơn giản chỉ thay công tắc cơ bằng bảng công tắc cảm ứng ACIS, thời gian thi công chỉ mất 1 ngày và khách hàng sử dụng ngay lập tức.
E ngại về sự phức tạp và thiếu ổn định khi sử dụng. Ngoài tâm lý, giá cả thì hầu hết mọi người đều có chung suy nghĩ smarthome là “càng hiện đại thì càng… hại điện” – tức ngại việc công nghệ cao sẽ khó sử dụng hơn công tắc On/Off. Bên cạnh đó, e ngại về chất lượng, sự thiếu ổn định cũng khiến người dân không tiếp cận smarthome.
Smarthome ACIS hơn các sản phẩm nước ngoài ở điểm nào
Nắm bắt được 3 điểm yếu cốt lõi của thị trường smarthome tại Việt Nam nên công ty ACIS đã tìm cách giải quyết triệt để những điểm còn tồn đọng. Đầu tiên việc làm chủ công nghệ và sản xuất đã giúp cho giải pháp Nhà thông minh ACIS dễ dàng tiếp cận với mọi đối tượng khách hàng tại các thành phố, thị tứ.
Điểm tiên tiến nhất của ACIS Smarthome nằm ở 3 giá trị mang tính đột phá và độc quyền không chỉ tại Việt Nam mà còn trên thế giới.
Hệ truyền dẫn không dây mạng lưới “siêu phần luồng” Meshgrid do chính ACIS phát triển với ưu thế hơn hẳn các đường truyền wirless của các công ty Z-Way hay Zigbee đang phổ biến tại thị trường.
So với kiểu dẫn theo hệ thống giao thông “một trục” của Zigbee với hàng loạt bộ router là điểm thu phát trung chuyển đến các công tắc thì mạng lưới Meshgrid được ví như hệ thống giao thông ô bàn cờ với mỗi công tắc cảm ứng là một Repeater tự liên kết với nhau nên không sợ sụp, nghẽn mạng và càng mở rộng thì hệ thống càng thông thoáng.
Đặc biệt sóng wirless mỗi repeater (tức một công tắc) của ACIS Smarthome có sức truyền dẫn đến 50m và xuyên qua 3 tầng bê-tông trong khi công suất lại nhỏ hơn đến 256 lần sóng của điện thoại di động. Ông Đỗ Nguyên Thanh Đồng – Giám đốc công ty ACIS cho biết: “Ngay từ năm 2004, chúng tôi đã bắt tay vào nghiên cứu nhà thông minh nhưng phải mất 8 năm nghiên cứu với vô số thất bại, đi từ hệ thống có dây đến không dây thì mới hoàn thành được sản phẩm nhà thông minh với thương hiệu ACIS EASY Control. Trước đây chính Zigbee cũng đến chào hàng chúng tôi để bán giải pháp truyền dẫn của họ nhưng sau khi xem xét tôi thấy công nghệ của họ không đáp ứng các tiêu chí nên chúng tôi tự phát triển nên hệ truyền dẫn Meshgrid”.
Ưu điểm kế tiếp của ACIS Smarthome nằm ở chỗ là dù chứa đựng công nghệ cao nhưng sản phẩm là bảng công tắc cảm ứng lại cực kỳ nhỏ gọn, kích thước bằng đúng kích thước công tắc cơ đang bán tại thị trường. “Tiêu chí sản phẩm ACIS đầu tiên là dễ lắp đặt vì có thể áp dụng ngay ở ngôi nhà hiện hữu, chỉ cần tháo công tắc cơ vào lắp công tắc cảm ứng với kích thước tương tự mà không cần đục tường, phá vách để đi dây. Sản phẩm dễ sử dụng, không cần cài đặt hay thiết lập chương trình phức tạp và phải bền-ổn định hơn công tắc cơ nên hệ thống ACIS bảo hành đến 5 năm và 1 đổi 1”.
Xem Thêm Các Bài Viết:
Nhà thông minh ở Việt Nam – Bao giờ trở thành nhu cầu tất yếu?
Điểm nổi trội khác của ACIS là giao diện điều khiển bằng hình ảnh 3D đã được đăng ký độc quyền tại Việt Nam. Với hình ảnh chân thực chính chính ngôi nhà, căn phòng mà chủ nhân có thể điều khiển từ xa dễ dàng qua smartphone, tablet với độ nhạy, chính xác cao.
Mặc dù còn rất nhiều bí thuật công nghệ mà trong một bài viết không có thể liệt kê đầy đủ, tuy nhiên với việc sản phẩm ACIS Smarthome đã được thương mại hóa từ đầu năm 2013 và cho đến nay doanh số đã chiếm trên 70% thị phần Smarthome phía Nam, ông Thanh Đồng tư tin: “Thị trường smarthome còn quá rộng lớn như miếng bánh to chia đều cho tất cả. Chúng tôi không coi ai là đối thủ nhưng cũng không ngại khi nói rằng ACIS sẵn sàng so đọ với mọi sản phẩm khác trên thị trường ở mọi khía cạnh từ công nghệ, giá thành, tiện ích cho cho tới tính thẩm mỹ”.
Nguyên An