Trong thời đại công nghệ “sinh sôi nảy nở” – nhà thông minh là mô hình được truyền thông rộng rãi với ưu điểm: điều khiển tự động hóa các thiết bị điện trong nhà dù người dùng đang ở tại nhà hay ở bất cứ nơi đâu.
Với tiện ích đó, nhà thông minh thu hút được sự quan tâm của đông đảo người dùng. Thế nhưng con đường để người dùng “biết” rồi đến “hiểu – tin – chọn” nhà thông minh quả không đơn giản.
Vậy để thị trường nhà thông minh thực sự kết nối được đến hành vi, lựa chọn của khách hàng thì phía cung cấp giải pháp nhà thông minh cần xem xét các yếu tố sau.
Tâm lý e ngại khi lắp đặt, sử dụng chính là một trong những rào cản ngăn cách nhà thông minh và lựa chọn của người dùng. Bởi khi nói đến công nghệ, nhiều người sẽ nghĩ đến sự phức tạp và rắc rối, nhất là với những ai không rành về công nghệ. Trong khi nhiều giải pháp nhà thông minh hiện nay lại quá phức tạp về mặt kỹ thuật với người dùng trung bình.
Do đó, nhà thông minh cần tiếp cận người dùng một cách đơn giản để họ dễ hiểu, dễ lắp đặt để họ thấy hứng thú. Ví dụ:
>>> Bài viết liên quan: Tổng hợp những lợi ích của nhà thông minh Acis mang lại hiện nay.
Khái niệm “Internet of Things” (IOT) vốn dựa trên ý tưởng “giao tiếp với nhau”, nghĩa là các thiết bị trong hệ thống có thể tương tác liền mạch. Tuy nhiên có thể thấy rằng, hệ sinh thái IOT hiện nay vẫn đang bị chia nhánh, chưa đồng bộ với đa dạng các nhà sản xuất, phân phối, cung cấp dịch vụ và nền tảng công nghệ.
Và để đảm bảo sự tương tác hiệu quả giữa các thiết bị trong hệ thống, người dùng thường phải chọn tất cả thiết bị từ nhà sản xuất duy nhất hoặc là từ kênh phân phối. Nếu không thì phải chấp nhận hệ thống bị phân mảnh với nhiều thiết bị chạy trên những ứng dụng riêng biệt.
Qua đó thấy rằng, để phát triển thị trường nhà thông minh thì phía cung cấp cần làm cho khách hàng yên tâm về khả năng tương thích giữa các thiết bị và nền tảng. Ví dụ như “tiêu chuẩn vàng” để các thiết bị phải tương tác với nhau bất kể nhà sản xuất của chúng là ai.
Khi quyết định chọn nhà thông minh, người dùng mong muốn những thiết bị thông minh hiện tại có thể kết hợp ăn ý với các thiết bị khác được họ trang bị sau này. Chẳng hạn thiết bị loa thông minh hiện tại có thể tương thích với một sản phẩm tivi đời mới mà người dùng dự định mua.
Để làm được điều này, phía cung cấp giải pháp cần liên tục cải tiến dịch vụ và nền tảng dựa trên trải nghiệm của khách hàng, chứ không phải là “dậm chân tại chỗ”. Việc này sẽ giúp cho các phần mềm, thiết bị và giao diện người dùng đảm bảo tương tác lâu dài với nhau.
An ninh, bảo mật của nhà thông minh là vấn đề người dùng đặt biệt quan tâm. Và để phát triển thị trường smarthome hiện nay thì đơn vị cung cấp giải pháp cần phải chú trọng đến điều này.
Bởi nói đến nhà thông minh, rất nhiều người dùng cảm thấy lo ngại rằng: nếu tin tặc trà trộn được vào hệ thống thì an toàn dữ liệu cá nhân hay an toàn của ngôi nhà sẽ bị đe dọa.
Do đó, nhà cung cấp giải pháp nhà thông minh cần đảm bảo sự minh bạch, an toàn trong chính sách quản lý dữ liệu người dùng để tạo dựng lòng tin.
>>> Bài viết hay: Nhà thông minh bao giờ sẽ trở thành nhu cầu tất yếu? – Tham khảo những chia sẻ chân thực nhất từ những chuyên gia công nghệ hàng đầu.
Nhìn chung không gian để nhà thông minh có thể phát triển trên thị trường là khá rộng mở. Nhưng để mô hình này được người dùng chấp nhận một cách phổ biến thì nhà cung cấp dịch vụ cần nhận ra được thách thức trong tâm lý người dùng để mang đến trải nghiệm liền mạch, hoàn chỉnh hơn.
Còn bạn, bạn nghĩ sao về vấn đề này?
Video tổng quan giải pháp nhà thông minh Acis
Xem thêm các dự án nhà thông minh Acis