Trong “Cuộc chiến” về công nghệ thì bất kì công ty nào, đội nhóm nào cũng đều có thể chọn đối thủ cho mình đó là các tập đoàn lớn, với mục đích xây dựng được mục tiêu để thúc đây công nghệ, giải pháp công nghệ được đi lên, đi xa hơn có thể trong tương lai, để xây dựng và tạo nên sự định hướng phát triển lâu dài của nên công nghệ nước nhà. Dưới đây là bài viết về thông tin, chia sẻ của CEO Giải Pháp Nhà Thông Minh Acis gửi đến….
(PL)- “Doanh nghiệp Việt không thể cạnh tranh về giá với Trung Quốc nhưng có lợi thế góc độ bảo mật và chất lượng tốt hơn” – ông Đỗ Nguyên Thanh Đồng, CEO Acis, chia sẻ.
>>> Xem thêm: Nhà thông minh ACIS được công nhận là Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ
Là một kỹ sư xây dựng nhưng đam mê công nghệ, ông Đỗ Nguyên Thanh Đồng, Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ Acis, đã xây dựng một công ty hoạt động trong lĩnh vực nhà thông minh. Việc chọn hướng đi thứ hai đã khiến ông phải chấp nhận nhiều thất bại để xây dựng được công nghệ lõi trong lĩnh vực này trước khi công ty vận hành một cách ổn định và đủ khả năng cạnh tranh sòng phẳng với các ông lớn.
Tôi không bỏ cuộc
. Phóng viên: Tốt nghiệp kỹ sư tại ĐH Bách khoa TP.HCM, ra trường vào thời điểm thị trường xây dựng đang nóng và bản thân cũng có thu nhập cao nhưng vì sao ông lại chọn lối đi mới?
+ Ông Đỗ Nguyên Thanh Đồng: Trong quá trình làm kỹ sư xây dựng giám sát thi công tại các tòa nhà hiện đại, tôi được tiếp cận các công nghệ nhà thông minh do các công ty nước ngoài đảm nhận thiết kế. Những ngôi nhà này được bán với giá rất đắt.
Vốn đam mê học hỏi và có kiến thức về ngành điện tử, tôi mày mò tìm hiểu và nhận thấy mình đủ khả năng làm được công nghệ đó. Cuối cùng tôi cũng đã làm thành công.
. Và ông tin chắc mình đã thắng…
+ Đúng là tôi đã từng tin như vậy. Lý do là lúc đó thị trường chưa có nhiều người tham gia làm nhà thông minh, hơn nữa giá bán của chúng tôi rẻ hơn nhiều so với hàng ngoại nhập. Nhưng không như kỳ vọng, sản phẩm không nhận được sự đón nhận từ người tiêu dùng.
Nguyên nhân là khi tung ra thị trường mới nhìn thấy rằng mình tính toán không đúng với nhu cầu của khách hàng. Chẳng hạn sản phẩm đã loại bỏ đi các thiết bị công tắc truyền thống, khiến người sử dụng cảm thấy bất tiện. Mặt khác, để sử dụng bộ sản phẩm đòi hỏi phải làm lại hệ thống dây điện khiến việc lắp đặt trở nên phức tạp.
Điều quan trọng hơn, sản phẩm ra đời vào thời điểm mà mọi người chưa nhận thấy được lợi ích nhà thông minh mang lại trong khi số tiền bỏ ra không nhỏ.
. Trước sự thất bại đó, ông làm gì?
+ Tôi không bỏ cuộc, đem toàn bộ ý tưởng đến vườn ươm Khu công nghệ TP.HCM (SHTP) nhờ hỗ trợ. Trong môi trường mới, dưới sự giúp đỡ của các chuyên gia SHTP, tôi và các đồng sự tiếp tục nghiên cứu sâu để hoàn thiện hệ thống sản phẩm cho giải pháp nhà thông minh.
Sau rất nhiều nỗ lực, sản phẩm công nghệ, giải pháp công nghệ nhà thông minh cũng đã bán được trên thị trường, sống tốt với hơn 10 năm hoạt động.
Ông Đỗ Nguyên Thanh Đồng: “Đừng lấy sở đoản để đối đầu như đi cạnh tranh về giá với Trung Quốc”. Ảnh: QH
Thất bại là mẹ của thành công
. Vậy ông đánh giá sự thành công của mình nhờ vào yếu tố nào?
+ Sự thành công có được là nhờ dựa trên kinh nghiệm của lần thất bại ban đầu. Theo đó, các sản phẩm phải dễ lắp đặt trên những ngôi nhà hiện hữu, chỉ việc thay các công tắc cơ truyền thống bằng công tắc cảm ứng, không đục tường để đi lại hệ thống dây. Một khi đã lắp đặt hoàn thiện, khách hàng chỉ việc sử dụng, không cần phải thực hiện các thiết lập chương trình phức tạp.
Thực tế, để đi đến sự hoàn thiện, chúng tôi phải thử sai, hiệu chỉnh thiết bị, tìm lỗi hàng trăm lần. Có nhiều khi hệ thống chạy trong phòng thí nghiệm rất ổn định nhưng đến khi lắp đặt tại nhà khách hàng lại phát sinh lỗi. Cứ qua mỗi lần tìm ra lỗi và sửa chữa hoàn thiện thì hệ thống chạy càng ổn định.
. Nhà thông minh đòi hỏi công nghệ, vậy ông giải quyết bài toán này thế nào, tự lực hay đi mua?
+ Acis đã phát triển hơn 10 năm. Thời gian đầu tất nhiên phải đi mua, hợp tác với nhiều đối tác vì chúng tôi không thể nghiên cứu hết. Tuy nhiên, qua thời gian chúng tôi tự phát triển công nghệ lõi của mình từ phần cứng đến phần mềm, có nghĩa từ thiết kế bo mạch đến lập trình con chip trên bo mạch trong từng sản phẩm thiết bị… đều tự xây dựng.
Làm chủ công nghệ rất có lợi. Bởi nếu cứ mãi phụ thuộc vào nhà cung cấp thì họ cũng dễ dàng cung cấp cho các đối thủ, hay ngừng hợp tác sẽ dẫn đến không có cách nào cạnh tranh trên thị trường, thậm chí phá sản.
“Việt Nam có nhiều người giỏi về công nghệ – Ở Việt Nam thừa những người đam mê công nghệ, thừa trí thông minh. Vấn đề ở đây là làm sao tập hợp họ lại để cùng nhìn về một điểm và hỗ trợ để họ thành công. Chúng tôi phải nỗ lực đóng vai trò trong đó để dẫn dắt được cộng đồng công nghệ này và khai thác triệt để về công nghệ và chất xám của Việt Nam. Đó là mục tiêu to lớn, dài hạn và ngay từ đầu đặt ra khi hình thành Acis – Ông ĐỖ NGUYÊN THANH ĐỒNG”
Được cạnh tranh với ông lớn là diễm phúc
. Theo ông, liệu doanh nghiệp (DN) Việt có đủ khả năng cạnh tranh với đối thủ ngoại?
+ Có thể nói với lĩnh vực nhà thông minh, DN và công nghệ Việt đủ sức cạnh tranh với đối thủ nước ngoài. Với các công ty châu Âu hay Mỹ thì DN Việt có thể cạnh tranh bằng các tính năng, vốn khá phong phú, với thiết kế giao diện phù hợp với người dùng Việt. DN Việt không thể cạnh tranh về giá với Trung Quốc nhưng có lợi thế về góc độ bảo mật, sản phẩm chạy ổn định và chất lượng hơn.
Thực tế, trên thị trường hiện nay người dùng đã dám đầu tư công nghệ nhà thông minh, họ không quan tâm nhiều đến giá mà chủ yếu là chất lượng. Quan trọng đừng hòa lẫn, biết tìm các thế mạnh của mình và đừng lấy sở đoản để đối đầu như đi cạnh tranh về giá với Trung Quốc.
. Ông có sợ cạnh tranh với các hãng công nghệ lớn trên thế giới?
+ Thật ra được cạnh tranh với họ là diễm phúc lắm, chứ không phải sợ đâu. Đến nay Samsung chưa xem mình ra gì hết! Một ngày nào đó Samsung coi mình là đối thủ thì thành công bước một. Hay Google chợt nhận ra mình là đối thủ của họ thì thành công bước hai.
Nhưng hiện giờ họ chưa coi mình ra gì. Chính vì thế chúng tôi đang cố gắng làm sao để trở thành đối thủ của họ.
. Vậy ông chọn con đường đi cho công ty như thế nào để các đại gia công nghệ có thể coi mình là đối thủ?
+ Để sống còn trong thời gian tới, phải tập trung vào nghiên cứu và phát triển để sở hữu giải pháp công nghệ tốt hơn. Bởi theo tôi, về công nghệ nhà thông minh, kể cả chúng tôi và đối thủ vẫn đang ở mức xuất phát điểm thấp.
Hiện chúng tôi đang tập trung nguồn lực vào nghiên cứu phần này, bằng việc xây dựng trên nền tảng trí thông minh nhân tạo (AI). Hiện tại cũng đạt được một số thành tựu nhất định, giải quyết được 40%-50% bài toán khó. Chúng tôi đặt mục tiêu cuối năm nay ra mắt hệ thống trí thông minh nhân tạo và tất nhiên liên tục cải tiến.
. Xin cám ơn ông.
“Mỗi nhân viên đều là ông chủ chứ không phải làm thuê
. Từng là một startup và để một startup phát triển thành công ty thương mại như Acis thì cần điều kiện gì?
+ Thật ra chúng tôi thất bại nhiều nên nhìn thấy một điều là không có công thức nào đi đến thành công. Tất nhiên vẫn có thể nói ra vài vấn đề dẫn đến startup công nghệ thất bại và đó cũng là quá trình mà tôi đã trải qua.
Thứ nhất, các startup công nghệ thất bại vì không nhìn được thị trường. Họ nhìn rất sâu vào giải pháp, công nghệ, sản phẩm nhưng họ không nhìn được thị trường, ai là người sẽ trả tiền cho sản phẩm đó nên đôi khi làm ra sản phẩm rất hay nhưng biến thành tiền không được.
Thứ hai, các startup thường xem đứa con tinh thần của mình vĩ đại quá và thường nỗ lực để đạt được sự hoàn hảo cho đứa con của mình. Có điều khi đam mê không còn, sự máu lửa biến mất trong khi đứa con của họ chưa thành dẫn đến họ bỏ cuộc.
Kỹ thuật viên Acis đang lắp đặt các thiết bị thông minh tại một ngôi nhà ở quận Gò Vấp, TP.HCM. Ảnh: TL
Thất bại khác là xem cái tôi quá lớn, xem đứa con tinh thần to quá dẫn đến họ không còn đường hợp tác với đối tác khác. Thêm nữa, có khi startup chưa có mấy giá trị nhưng họ cho rằng công ty đã đạt hàng triệu USD nên nhìn thấy cái gì cũng hoành tráng khiến khó hợp tác với người hỗ trợ. Sau đó họ rơi vào tình trạng đơn thân độc mã rồi tàn lụi dần.
Vậy có khi nào ông rơi vào ngõ cụt?
+ Chúng tôi đối diện với thất bại hằng ngày đó mà, có những nghiên cứu làm 7-8 tháng phải bỏ dở vì rơi vào ngõ cụt. Nhưng ngõ cụt này không nằm ở ý tưởng mà là thiếu nhân lực để làm. Thậm chí có cả đơn hàng có giá trị rất lớn nhưng cũng phải bỏ vì không có người làm.
Do đó tại công ty chúng tôi có một văn hóa là người người phải khởi nghiệp. Có nghĩa mọi người nhân viên phải giống như doanh nhân thực sự, phải làm chủ, hoạch định được kế hoạch công việc, chứ không phải là người lính đánh thuê.
PHƯƠNG MINH – QUANG HUY
Nguồn: Báo điện tử Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh
Xem Thêm Các Bài Viết:
Những sản phẩm mang đậm dấu ấn kỷ nguyên Internet of Things năm 2016