Ngày hôm nay mình sẽ hướng dẫn mọi người cách lên ý tưởng và lập riêng cho mình một mẫu thiết kế hệ thống tưới phun mừa dùng cho khu vườn của gia đình nhé.
Với những bước đơn giản ở dưới đây, tin chắc bạn sẽ lắp đặt được cho mình một hệ thống tưới ưng ý.
Như nhiều bạn cũng đã biết, giải pháp tưới phun mưa giúp giảm thời gian làm việc bên cạnh đó tiết kiệm được một lượng lớn nước của gia đình.
Trong một bài viết gần đây mình có chia sẻ về hệ thống tưới nhỏ giọt, đây cũng là một trong những giải pháp tự tự động hiệu quả và tiết kiệm. Nếu ai chưa biết có thể tìm đọc để hiểu rõ hơn nhé.
Dưới đây mình sẽ chia sẻ về 5 bước để mọi người có thể lên được cho mình một bản thiết kế hệ thống tưới phun mưa bên cạnh đó là hướng dẫn luôn về cách lắp đặt nhé.
Hãy đọc thật kỹ từng mục để khi triển khai không gặp bất kỳ một phát sinh nào hết nha.
Một hế thống tưới phun mưa cần rất nhiều chi tiết khác nhau bao gồm:
Nhằm hạn chế các sự cố, rủi ro và phát sinh chúng ta nên dùng đến một số phần mềm chuyên dụng để triển khai thử.
Sau khi bản vẽ hoàn thiện thì lúc đó mới bắt tay vào việc thi công hệ thống tưới phun mữa.
Thường các kỹ sư sẽ dùng các phần mềm 2D hoặc 3D để lên ý tưởng thiết kế cho bạn.
Nếu bạn không biết, có thể thuê dịch vụ bên ngoài để triển khai trên bản vẽ giúp bạn nhé.
Nếu như diện tích quá lớn thì bạn nên chia thành 2 khu vực để có thể dễ dàng lắp đặt hệ thống tưới. Với sân vườn thì bạn chỉ cần dùng một bộ thiết bị là đủ rồi.
Công việc chúng ta cần làm giờ là đặt đường ống dẫn nước vào các vị trí đã được xác định ở trên bản vẽ.
Đối với trường hợp ống ngắn phải nối thì ta có thể dùng đến các phụ kiện.
Một vài lưu ý khi bố trí đường ống dẫn:
Thường trong các bản thiết kế hệ thống tưới phun mưa ở đầu nguồn sẽ dùng đến bơm và các loại van điều khiển, điều áp…. Bên cạnh đó còn có hệ thống điện được đấu với bơm.
Dựa vào đây, chúng ta sẽ tiến hành lắp đặt các thiết bị ở đầu nguồn. Bên cạnh đó, bộ hẹn giờ cũng sẽ được đấu trực tiếp với nguồn điện.
Để khi đến giờ quy định nó sẽ tự động đóng tiếp điểm và kích hoạt hệ thống tưới. Sau khoảng thời gian tưới thì nó lại tự động mở tiếp điểm để ngắt nguồn điện dẫn đến máy bơm.
Ống sau khi được rả xong thì chúng ta sẽ tiến hành đấu đường ống chính và phụ lại với nhau.
Tuy theo diện tích, số lượng cây trồng mà chúng ta sẽ bố trí các trụ tưới phun mưa.
Khi thiết kế hệ thống tưới phun mưa thì chúng ta nên dựa vào tầm hoạt động của bép và áp lực mà nước để xác định độ độ xa của nước phun.
Từ đây ta sẽ biết được mình cần lắp đặt bao nhiêu đầu béc phun mưa với diện tích định sẵn.
Sau khi đã hoàn tất việc lắp đặt chúng ta cần chạy thử nghiệm để xác định các thiết bị hoạt động có ổn định không.
Lưu lượng nước tưới ra có phù hợp với mong muốn không ? Nếu mọi thứ đã hoạt động ổn định thì ta tắt và bắt đầu lấp các đường ống dẫn.
Nếu chưa thì điều chỉnh lại để cho nó phù hợp với nhu cầu.
Nếu có ý định lắp đặt hệ thống tưới phun mưa thì bạn phải xem qua những lưu ý ở dưới đây.
Mình sẽ chia thành 2 giai đoạn gồm: Trước khi lắp đặt và trong khi lắp đặt.
Để có được cho mình một mẫu thiết kế hệ thống tưới phun mưa bạn cần phải kiểm tra thật kỹ diện tích đất của mình.
Bên cạnh đó cần xem thử đặc điểm của cây trồng như thế nào từ đó ta sẽ lên phương án thiết kế cho phù hợp.
Ngoài ra, việc lựa chọn các thiết bị chất lượng cũng là một điều cần được quan tâm. Luôn ưu tiên chọn các sản phẩm chính hãng nhé.
Như vậy là mình đã giới thiệu đến mọi người cách bố trí cũng như thiết kế một hệ thống tưới phun mưa chuẩn rồi đấy.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào hay cần sự tư vấn giải pháp tưới tự động thì liên hệ ngay cho ACIS nhé.
Cảm ơn mọi người đã theo dõi, nếu thấy hay hãy chia sẻ để nhiều người biết đến hơn nữa nha.