Hệ sinh thái nhà thông minh là khái niệm mang tính bao quát khi chúng ta nhắc đến ngôi nhà hiện đại. Bởi ngày nay, hầu hết các thiết bị điện, đồ smarthome đang dẫn sử dụng công nghệ IoT hoặc Bluetooth. Việc này cho phép tiện ích hệ sinh thái nhà thông minh trở nên hiện đại và dễ dàng hơn. Nó bao gồm ngôi nhà, các thiết bị trong nhà được tích hợp với nhau qua một hệ thống điều khiển trung tâm.
Tuy nhiên, lại có khá nhiều vấn đề phát sinh khi setup hoặc lựa chọn hệ sinh thái nhà thông minh nào phù hợp? Vậy thì tham khảo ngày bài viết dưới đây nhé.
Hệ sinh thái nhà thông minh tích hợp tất cả các thiết bị kết nối Internet trong một hệ thống mạng lưới duy nhất, sử dụng cùng chung Internet, cho phép chúng giao tiếp và tương tác với nhau. Hệ sinh thái này sử dụng công nghệ tự động hóa để quản lý các hoạt động bên trong. Chỉ cần một thiết bị tổng như smartphone, máy tính. Bạn có thể thực hiện các câu lệnh, các điều khiển thay vì việc phải làm thủ công như trước kia. Điều này còn tăng sự an toàn, tính bảo mật cùng với đó là các tính năng đi kèm.
Các đồ smarthome chính là các thiết bị thông minh. Chúng được kết nối tự động với Bluetooth hay Wifi. Để một thiết bị được gọi là thiết bị thông minh hay đồ smarthome, chúng cần đáp ứng đủ các yêu cầu
Hệ sinh thái Smarthome là gì?
Hệ sinh thái nhà thông minh mang đến những tiện ích và ưu điểm tuyệt vời. Toàn bộ mạng lưới các thiết bị đều được tự động hóa, tương tác lẫn nhau. Người sử dụng có thể trải nghiệm những tiện ích của nơi này.
Ưu điểm của Smarthome
Mỗi khi nghe nhắc đến hệ sinh thái nhà thông minh, người dùng thường hay lo lắng liệu cách setup có khó không? Chi phí liệu có quá đắt? Không đâu nhé. Tùy vào hệ sinh thái mà bạn chọn và hầu hết thì chúng đều được tự động hóa hết rồi. Các bước đơn giản để mọi người có thể tham khảo
Trước khi lắp đặt, hãy tìm hiểu thật kỹ những nội dung chương trình, các công nghệ liên quan đến Smarthome. Điều này giúp bạn chủ động hơn, hiểu rõ hơn khi lựa chọn hình thức hệ sinh thái và nhà cung cấp phù hợp.
Hãy lựa chọn một nhà cung cấp phù hợp. Các thiết bị sẵn có của gia đình bạn liệu có thể được tích hợp thành đồ smarthome không? Nhà cung cấp của bạn liệu có thể có các thiết bị sẵn có với những đồ dùng hiện tại của bạn hay không? Hoặc cũng có thể tìm nhà cung cấp tương tự.
Điều quan trọng khi setup nhà thông minh là hãy kiểm tra lại bảo mật mạng. Tăng độ mạnh của mật khẩu, bảo mật định tuyến, hạn chế các thiết bị được cho phép kết nối, sử dụng tường lửa và phần mềm chống virus.
Tiếp theo, hãy tin tưởng chọn một nhà cung cấp thiết bị thông minh – đồ smarthome phù hợp. Bởi lẽ, họ có kinh nghiệm trong lắp đặt và tích hợp nhiều các thiết bị khác nhau.
Một điều lưu ý ở đây, hệ thống sinh thái nhà thông minh hỗ trợ rất nhiều ngôn ngữ khác nhau. Bạn nên lựa chọn một ngôn ngữ phù hợp với nhu cầu của mình. Nếu chúng ta không thể làm, cũng có thể nhờ nhà cung cấp cài đặt. Việc sử dụng tiếng Việt sẽ giúp bạn dễ dàng thao tác, đọc và hiểu câu lệnh.
Hãy chọn mua những thiết bị thông minh có tính bảo mật cao. Và chọn một nhà cung cấp phù hợp. Điều này rất quan trọng trong bảo vệ sự an toàn cho ngôi nhà bạn. Các thiết bị có mã hóa riêng, không cho bất kì sự xâm nhập lạ nào là cần thiết.
Sau khi lắp đặt, hãy bảo trì và bảo dưỡng thường xuyên. Tùy vào hệ thống nhà sinh thái mà bạn chọn, tuy nhiên, chúng ta cũng có thể thuê chuyên gia đến kiểm tra định kỳ nhất định. Hãy chú ý các lỗi như khả năng tương thích, tự khởi động hoặc tự khởi động thường xuyên, cập nhật những phần mềm mới nhất, tránh việc pin nhanh hết gây sập nguồn.
Mô hình nhà thông minh đơn giản
Hiện tại, hệ sinh thái nhà thông minh đã không còn là khái niệm quá xa lạ với chúng ta. Hàng loạt các loại hình khác nhau được các ông lớn đầu tư và cho ra đời. Chúng không ngừng được cải tiến và hiện đại hóa, thỏa mãn tối đa những mong muốn của người dùng.
Đây có lẽ là hệ sinh thái nhà thông minh có mức độ hoàn thiện cao nhất. Các ưu điểm nổi bật như mức độ hoàn thiện cao, hiệu năng sản phẩm tốt. Ngoài ra, không cần lo lắng về sự tương tác của chúng với các thiết bị khác bởi độ tương thích cao. Đặc biệt, hỗ trợ nhiều dạng ngôn ngữ thuận tiện cho người sử dụng. Nhưng đây là nhãn hiệu lớn, cho nên giá thành thường cao. Và số lượng sản phẩm bên trong hệ sinh thái Apple còn thấp.
Với hệ sinh thái Google Home, đây là một loại hình đặc biệt phát triển. Luôn dẫn đầu xu hướng công nghệ, có nhiều những tính năng tốt. Bạn không cần lo rằng có cài đặt được tiếng Việt hay không? Bởi Google hỗ trợ tương thích nhiều ngôn ngữ,tốc độ phản hồi nhanh và hiệu quả. Tuy nhiên, nếu bạn lựa chọn thì cũng nên cân nhắc nó vì số lượng các sản phẩm trong hệ sinh thái thấp.
Giống như Google, ông lớn Amazon cũng cho ra hệ sinh thái nhà thông minh Amazon Alexa. Nền tảng hệ sinh thái này rộng, tính ổn định và hiệu quả làm việc cao. Đừng lo nếu các thiết bị của bạn có nhiều chủng loại, ALexa có sự tương thích rộng. Những tính năng hay phần mềm mới liên tục được cập nhật. Tuy nhiên, điều khó duy nhất là hỗ trợ ngôn ngữ còn hạn chế.
Các loại mô hình sinh thái nhà thông minh
Hệ sinh thái Xiaomi Home Kit bao gồm một số lượng sản phẩm lớn nhất. Hệ sinh thái này có tính ổn định, dễ sử dụng và kết nối với các thiết bị trong và ngoài với nhau. Giá thành khá rẻ, không quá đắt. Tuy nhiên, xuất xử từ Trung Quốc nên vấn đề bảo mật luôn là lo ngại hàng đầu. Cùng với đó, nó chưa có tốc độ phản hồi nhanh.
Hệ thống nhà sinh thái thông minh đã không còn quá mới. Việc ứng dụng các đồ smarthome, thiết lập nên một hệ điều hành dành riêng cho ngôi nhà của bạn sẽ rất thuận lợi. Quỹ thời gian càng ít và nhu cầu con người lại cao, đây hứa hẹn sẽ là một giải pháp mới cho đời sống chúng ta.
Acis hi vọng những thông tin này sẽ gợi ý cho các bạn tìm ra cho mình một ứng dụng công nghệ phù hợp cho ngôi nhà của mình.
Xem thêm: